Viêm phụ khoa khi mang thai và cách chữa hiệu quả

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Viêm phụ khoa khi mang thai rất thường gặp do nội tiết tố thay đổi. Vậy uống thuốc phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?  mẹ bị viêm phụ khoa có sinh thường được không? Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: [SOS] Cảnh báo 10+ dấu hiệu viêm phụ khoa – Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Viêm phụ khoa là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm phụ khoa khi mang thai. Chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa viêm phụ khoa khi mang thai.

Viêm phụ khoa hay còn gọi là viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng sảy ra ở cơ quan sinh sản như: âm đạo, tử cung, và các phần phụ xung quanh bộ phận sinh dục.

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai không chỉ gây ra hiện tượng ngứa rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Mà còn đe dọa đến sự phát triển của thai nhi, làm biến chứng sang nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai?

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, khi mang thai, độ cân bằng pH trong môi trường âm đạo bị thay đổi. Nên tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công.

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai?

Có nhiều lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm phụ khoa. Trong đó, phải kể đến như:  các lí do:

  • Môi trường âm đạo bị tác động do chị em vệ sinh vùng kín sai cách từ trước khi mang bầu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng nấm âm đạo phát triển và gây bệnh.
  • Phụ nữ đang mang thai thường tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách cũng tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển
  • Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm sút so với thông thường, Dễ khiến cơ thể mắc các bệnh phụ khoa hoặc viêm âm đạo.
  • Nội tiết tố cơ thể thay đổi, khiến cho độ pH trong âm đạo mất cân bằng. Khiến vi khuẩn có hại có điều kiện sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Cách nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai

Như đã nói ở trên viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý tổng hợp của rất nhiều loại bệnh. Trong đó nổi bật nhất là các bệnh như: Viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm Strep B âm đạo (GBS).

Đây cũng là những tác nhân gây viêm phụ khoa hàng đầu. Với mỗi loại tác nhân, bệnh sẽ có triệu chứng điển hình khác nhau. Tiêu biểu như:

Viêm phụ khoa do nhiễm khuẩn âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis  gây ra. Khi vi khuẩn này phát triển quá mức sẽ làm thay đổi cân bằng vi khuẩn âm đạo. Bệnh này thường gặp nhất cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị.

Triệu chứng:

  • Tiết dịch âm đạo có màu trắng, mỏng hoặc xám nhạt
  • Khí hư có mùi hôi tanh như mùi cá ươn rất khó chịu…
  • Ngứa quanh âm đạo
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu

Cách nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai

Nhiễm nấm âm đạo bệnh viêm phụ khoa khi mang thai rất thường gặp

“Thủ phạm” gây nên nhiễm nấm âm đạo là nấm Candida Albicans. Chúng ký sinh ở một số nơi trên da hay bên trong âm đạo. Đây là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát.

Nhưng do một số lý do nào đó mà môi trường âm đạo trở nên kiềm hóa. Nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.

Bác sĩ phụ khoa chia sẻ, nấm âm đạo thường phát triển nhiều trong thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo…

Biểu hiện:

  • Khí hư đặc, màu trắng lợn cợn như sữa chua, đóng thành mảng, vón cục có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu.
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Vùng kín ngứa rát
  • Sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục

Viêm phụ khoa khi mang thai do trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục mà phụ nữ. Khiến dịch âm đạo có mùi hôi âm đạo, ngứa bộ phận sinh dục và đi tiểu đau đớn.

Phụ nữ mang thai có Trichomonas có nguy cơ cao hơn của việc sinh sớm.

Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo trichomoniasis:

  • Có dịch âm đạo màu xanh, vàng, hơi có bọt nhỏ và mùi hôi.
  • Khi quan hệ có cảm giác ngứa, rát.

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Nhiễm GBS là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ nội mạc tử cung, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.

Các triệu chứng của Strep B âm đạo GBS thường thể hiện qua đường tiết liệu.

  • Ban đầu, thai phụ sẽ cảm thấy đau và rát khi đi vệ sinh, đi tiểu khó.
  • Nước tiểu có màu đục.
  • Màu nước tiểu sẽ càng đục thêm nếu như bệnh tồn tại lâu ngày cũng như những cơ đau buốt sẽ đến nhiều và nặng hơn.

Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng thế nào?

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của mẹ bầu. Mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho thai nhi.

Dưới đây là những tác hại của viêm phụ khoa khi mang thai:

Ảnh hưởng đến với người mẹ

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai, khiến các mẹ bầu luôn cảm thấy bất an:

  • Viêm phụ khoa gây ra các triệu chứng khó chịu và bất tiện khiến các mẹ bầu luôn ở trong hiện tượng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến triển của thai nhi.
  • Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nhiên các biến chứng thai nhi nguy hiểm. Như sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối.
  • Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ, bám dính vào thành tử cung của thai nhi.

Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng thế nào?

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm niễm phụ khoa khi mang bầu gây ảnh hưởng lên đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như:

  • Viêm âm đạo có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung sau đẻ hoặc sau mổ.
  • Thai chậm phát triển còi xương, suy dinh dưỡng hoặc chết lưu…
  • Mẹ bị nấm âm đạo đến khi đẻ, nếu đẻ thường nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm.
  • Trẻ sinh ra từ người mẹ bị viêm phụ khoa khi mang thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu có thể bị viêm phổi do nấm.
  • Mẹ bị viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn, nếu đẻ thường vi khuẩn có thể xâm nhập vào mắt trẻ gây viêm kết mạc mắt, mắt của trẻ bị sung huyết. Mắt có nhiều mủ vàng gây giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.

Viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao? 

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, vì vậy cho dù có bất kỳ thay đổi nhỏ nào ở “cô bé” cũng khiến mẹ bầu cảm thấy bất an.

Nếu bạn đang “bầu bí” gặp phải các triệu chứng bất thường tại vùng kín như: khí hư ra nhiều, tính chất khí hư thay đổi. Kèm theo mùi hôi và ngứa rát. Hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.

Tại đây, bác sĩ sẽ khám, và xét nghiệm dịch âm đạo, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa viêm phụ khoa khi mang thai phù hợp cho bạn.

Các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm điều trị mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Vì hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chữa viêm phụ khoa an toàn cho phụ nữ mang thai.

Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc viên đặt phụ khoa để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Các thuốc nhóm imidazol tác dụng tại chỗ là lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Khoảng thời gian điều trị là 7- 14 ngày.

Bác sĩ sẽ chỉ định, hướng dẫn bà bầu sử dụng Miconazol và Clotrimazol cho phù hợp:

  • Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu: Thường sử dụng Miconazol dạng đặt âm đạo ít được hấp thu qua đường toàn thân. Nên không gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Miconazol viên đặt âm đạo 100mg hoặc kem bôi âm đạo 2% thích hợp sử dụng cho một đợt điều trị 7 ngày ở phụ nữ mang thai.
  • Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu 3 tháng cuối và 3 tháng giữa: Clotrimazole dạng đặt âm đạo không gây hại cho thai nhi. Kem bôi âm đạo Clotrimazol 2% thường được chỉ định dùng trong 7 ngày cho phụ nữ mang thai. Các trường hợp viêm âm đạo tái phát có thể được điều trị trong 14 ngày.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm, chị em tuyệt đối không được tự ý điều trị. Vì nếu không dùng đúng thuốc, không đúng liều lượng và không đúng cách sẽ đe dọa đến sự an toàn cũng như sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Viêm phụ khoa khi mang thai và cách chữa hiệu quả

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nên sử dụng thuốc không?

Như đã nói ở trên, chị em bị viêm phụ khoa khi mang thai, thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Sử dụng thuốc đặt, thuốc uống chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bởi  bác sĩ đã chỉ định loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp. Đồng thời, bác sĩ đã tiên lượng trước những tác dụng phụ mà thuốc có thể xảy ra để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho mẹ và bé.

Hơn nữa các loại thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu chỉ phát huy tác dụng tại chỗ. Cụ thể là tại vùng âm đạo mà không đi sâu vào bên trong để ảnh hưởng đến thai nhi.

Hầu hết các thuốc chữa biêm phụ khoa khi mang thai đều có mức kích ứng nhẹ không làm tổn thương cơ quan sinh sản.

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc viên đặt phụ khoa để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Cách khắc phục viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối

Trong thời gian 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, khi các bộ phận bên trong thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Mẹ bầu có thể kết hợp áp dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên. Cụ thể như sau:

  • Trong sữa chua lên men tự nhiên có rất nhiều vi sinh cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn sữa chua thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bị viêm phụ khoa thì cũng ở dạng nhẹ và chóng khỏi.
  • Thai phụ cũng có thể dùng men vi sinh nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn cũng là một cách hay để phòng tránh và điều trị viêm âm đạo khi mang thai.
  • Tinh dầu trà cũng có khả năng đánh bật nấm và vi khuẩn trong âm đạo nhưng lại dễ gây kích ứng da. Do đó, chị em không được dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt mỗi lần tắm. Nếu bị kích ứng (da và âm đạo bị mẩn đỏ, sưng tấy), thì phải ngừng sử dụng ngay lập tức, chỉ dùng nước sạch để tắm.
  • Không áp dụng những mẹo dân gian kém an toàn, chưa qua kiểm chứng.
  • Không sử dụng những dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, có độ pH cao để thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Điều quan trọng nhất là chị em cần giữ vệ sinh vùng kín thật tốt, mặc đồ lót thoáng mát chất liệu 100% cotton.

Hướng dẫn cách đặt thuốc viêm phụ khoa khi mang thai đúng cách

Mẹ bầu nên thực hiện đặt thuốc phụ khoa khi mang bầu tuần tự theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc nước ấm có pha muối loãng. Sau đó, lau khô bằng khăn bông sạch. Chị em cũng nên rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh viêm nhiễm bên ngoài.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi để nguội (nếu viên đặt là thuốc dạng viên cứng), hoặc 1 miếng băng gạc sạch đã làm ẩm. Chọn tư thế phù hợp nằm dựng 2 gối kê cao mông hoặc nửa nàm nửa ngồi sao cho dễ dàng đưa thuốc vào âm đạo.
  • Bước 3: Nhúng thuốc vào cốc nước vài giây cho thuốc mềm ra hoặc đặt lên gạc ẩm (nếu là viên nén cứng) cho thuốc mềm ra. Kẹp viên thuốc vào giữa 2 ngón tay đưa thuốc vào âm đạo và dùng ngón tay đẩy sâu vào bên trong. (bạn có thể nhờ chồng làm giúp)
  • Bước 4: Có thể dùng 1 cục bông gòn hoặc băng vệ sinh mỏng để tránh thuốc chảy ra ngoài. Sau khi đặt thuốc, mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Và nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ để có thời gian nghỉ ngơi.

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc đặt âm đạo khi mang thai

Để thuốc đặt phụ khoa phát huy tác dụng điều trị triệt để viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Các mẹ bầu cần lưu ý một số lời khuyên sau:

  • Sử dụng thuốc đặt âm đạo dành cho bà bầu. Do bác sĩ chỉ định khi đã được thăm khám phụ khoa cụ thể.
  • Một liệu trình thuốc đặt phụ khoa kéo dài trong 7 – 10 ngày theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng quá 14 ngày, không dùng quá liều lượng.
  • Khi dùng thuốc thấy xuất hiện các biểu hiện dị ứng hoặc không thấy các triệu chứng thuyên giản. Chị em nên thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc và có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi có biểu hiện bất thường: Thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Nhưng trong một vài trường hợp (ít gặp) thuốc đặt phụ khoa có thể gây dị ứng âm đạo. Vì vậy, nếu thấy biểu hiện bất thường chị em nên ngưng sử dụng thuốc. Sau đó, thông báo với bác sĩ để thay đổi thuốc phù hợp.​
  • Tái khám để chắc chắn viêm nhiễm đã khỏi hoàn toàn hoặc tiếp tục điều trị nếu chưa khỏi hẳn.
  • Nên thăm khám phụ khoa và thăm khám thai định kỳ để phát hiện và chữa trị viêm nhiễm phụ khoa kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh viêm phụ khoa khi mang thai

Một số trường hợp, viêm âm đạo khi mang thai không có bất cứ biểu hiện nào khiến thai phụ không thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Để chủ động phòng tránh, các bà mẹ có thai nên:

  • Định kỳ thăm khám thai, siêu âm, xét nghiệm để phát hiện sớm những bất thường.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
  • Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn. Hạn chế ăn đường, nhiều đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
  • Nên thay đồ lót thường xuyên, mặc đồ lót cotton. Tránh các loại quần bó sát để hạn chế sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn.
  • Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
  • Quan hệ tình dục một vợ một chồng. Không nên quan hệ tình dục nếu bị viêm phụ khoa.
  • Lau cơ quan sinh dục hậu môn từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Tắm lại bằng nước sạch sau khi bơi.
  • Không sử dụng chất xịt thời vùng kín, dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, có độ pH cao.
  • Không tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về tự điều trị tại nhà mà không có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chị em đã hiểu hơn về bệnh viêm phụ khoa khi mang thai. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phụ khoa hiệu quả. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài Liên Quan