Uống nước dừa có tác dụng gì? Bất ngờ với 21+ công dụng của nước dừa

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :08/12/2022

Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nhiều nước dừa có tác dụng phụ gì? Những lưu ý để dùng nước dừa an toàn,… là những thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về nước dừa

Dừa là một loại cây lớn thuộc họ cọ, có tên khoa học là Cocos nucifera. Trái dừa hình thành nên nước dừa tự nhiên. Trong loại nước này có chứa tới 94% nước và có rất ít chất béo. Chúng có màu trong suốt, mùi thơm nhẹ có vị ngọt thanh, và trong thành phần chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất.

nước dừa

Một trái dừa sẽ mất 10 – 12 tháng để trưởng thành hoàn toàn. Những trái dừa non khoảng 6 – 7 tháng sẽ có lượng nước nhiều nhất, khi để già, lượng nước sẽ giảm đi thay vào đó là phần cùi dừa. Các bạn cần lưu ý để không nhầm lẫn giữa nước dừa tươi và nước cốt dừa.

Giá trị dinh dưỡng của nước dừa

Dừa rất giàu calo, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình khoảng 400 ml nước dừa có thể cung cấp gần như tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong một ngày.

Nước dừa cũng chứa một chất như:

  • Chất tạo ngọt tự nhiên
  • Chất điện giải
  • Khoáng chất
  • Peroxidise
  • Axit Photphatise
  • Dehydrogenise
  • Catalase
  • Polymerase
  • Carbohydrate
  • Chất đạm
  • Cholesterol
  • Chất béo
  • Năng lượng
  • Vitamin C, A, E, K
  • Natri
  • Kali
  • Canxi
  • Đồng
  • Mangan
  • Magiê
  • Sắt
  • Photpho
  • Kẽm
  • Phytosterol

21+ công dụng của nước dừa đối với sức khỏe

Dừa là thức uống được sử dụng với tính năng chữa bệnh tự nhiên và bồi bổ sức khỏe. Trải qua nhiều thế kỷ tác dụng của nước dừa được ghi nhận như sau:

công dụng của nước dừa

Nước dừa có tác dụng gì đối với làn da?

  • Cấp nước cho da: Nước dừa tươi có tác dụng giảm thiểu tình trạng khô da, da xỉn màu, giúp cho làn da căng bóng, mọng nước.
  • Kiểm soát dầu trên da: Sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng nhờn do dầu gây nên đồng thời cải thiện tone màu cho làn da.
  • Trị mụn: Nước dừa có tác dụng rất tuyệt cho hệ tuần hoàn máu. Chúng làm máu lưu thông dễ dàng, giúp nâng cao sự miễn nhiễm cho da. Đồng thời hạn chế các loại mụn đầu đen, đốm đen, mụn mủ, nếp nhăn,….
  • Dưỡng ẩm tự nhiên: Tinh dầu tự nhiên và acid lauric có trong nước dừa tươi rất lành tính. Bạn chỉ cần thoa một lượng nhỏ nước dừa hàng ngày thì tình trạng lão hóa da sẽ nhanh chóng được cải thiện. Hãy thử và cảm nhận làn da mềm mịn, tươi sáng.
  • Làm mờ sẹo và vết thâm: Dùng nước dừa để rửa mặt hàng ngày sẽ làm mờ các vết thâm. Trả lại cho bạn làn da mịn màng, trắng sáng. Nên thực hiện 4 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Tăng quá trình vận chuyển oxy cho da: Nhờ khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu mà da sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn. Từ đó loại bỏ tạp chất đọng lại trên da giúp da khỏe mạnh và mịn màng.
  • Ngăn ngừa lão hóa da: Chất cytokinin có trong nước dừa giúp làm chậm quá trình lão hóa của da. Bạn chỉ cần thoa nước dừa cùng nước cốt chanh lên da. Sẽ giúp tăng độ đàn hồi và chống cho da bị chảy xệ.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nước dừa cải thiện việc sản xuất Insulin và đường huyết trong cơ thể. Nước dừa kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách ảnh hưởng tích cực đến các Hormone để kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này làm chậm sự gia tăng nồng độ đường và giúp người bệnh giảm cảm giác thèm đường.

Ngoài ra, dừa cũng có lợi cho hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa và ruột. Từ đó giúp việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất dễ dàng hơn. Điều này làm giảm buồn nôn và nôn.

Chống lão hóa

Trong nước dừa có chứa Kinetin, Cytokinin và Trans – Zeatin. Có tác dụng chống lại huyết khối, chống ung thư và chống lão hóa trên cơ thể.

Xem thêm: Cây sả: Công dụng và những bài thuốc tuyệt vời cho sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch. Có thể kháng virus, kháng nấm, chống lại vi khuẩn và chống ký sinh trùng.

Việc uống dừa, dầu dừa có thể giúp cơ thể điều trị một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Hỗ trợ làm giảm mỡ bụng

Các chất dinh dưỡng trong dừa có thể giảm các chất béo nguy hiểm trong khoang bụng. Mỡ bụng là loại mỡ nguy hiểm nhất trong tất các các chất béo và có liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng.

Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng 200 ml dừa mỗi ngày. Có thể giảm chỉ số cân nặng và chu vi vòng eo trong vòng 12 tuần.

Uống nước dừa có tác dụng gì? Tăng năng lượng trong cơ thể

Sử dụng dừa thường xuyên có thể làm tăng năng lượng trong cơ thể bằng cạch đốt cháy các chất béo. Chất béo trung tính trong dừa có thể làm tăng 5% năng lượng và hạn chế cơn đói.

Những người thường xuyên uống nước dừa hoặc sử dụng các sản phẩm từ dừa. Đi bộ nhiều giờ liên tục mà không bị hạ đường huyết. Ngoài ra, dừa cũng thúc đẩy hoạt động của tuyến giáp và giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi mãn tính.

Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Nước dừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Uống dừa kết hợp với chế độ ăn ít Carb và chất béo có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng co giật ở trẻ em bị động kinh.

Giữ nước

Nước dừa chứa các chất điện giải quan trọng có thể duy trì Hydrat hóa. Dừa thay thế chất chất điện giải bị mất, cung cấp các Hydrat hóa và tăng các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Những người thường xuyên vận động hoặc làm việc vất vả có thể thêm nước dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thức uống này là một thay thế bổ dưỡng, ngon hơn và dung nạp tốt hơn so với các loại nước giải khát khác.

Uống nước dừa có tác dụng gì? Phòng chống bệnh ung thư

Các chất dinh dưỡng có trong dừa có đặc tính chống ung thư. Đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú. Nước dừa cung cấp độ ẩm và hàm lượng Lipid cao, được cho là có thể ngăn ung thư da.

Ngoài ra sử dụng dừa cũng giúp dưỡng ẩm da từ bên trong, giúp da luôn căng mịn và sáng màu.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước dừa có đặc tính lợi tiểu tự nhiên. Do đó, sử dụng nước dừa có thể hỗ trợ thanh lọc đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, vi khuẩn ở đường tiết niệu có thể theo dòng chảy của nước tiểu để đào thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Cải thiện sức khỏe tổng thể

công dụng của nước dừa đối với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nước dừa cũng được xem là bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe con người hơn là sữa động vật. Thức uống này chứa một lượng Axit Lauric cao tương đương với sữa mẹ.

Hơn nữa, nước dừa được vô trùng tự nhiên khi thấm qua vỏ lọc. Uống nước dừa cũng được cho là có thể giúp bạn tránh khỏi nôn nao, giảm căng thẳng, stress.

Cải thiện nồng độ Cholesterol trong máu

Nếu bạn đang băn khoăn “uống nước dừa có tác dụng gì?” thì bạn có thể sử dụng loại nước này để cải thiện nồng độ Cholesterol trong máu. Các chất béo bão hòa trong dừa có thể làm tăng Cholesterol tốt. Kiểm soát hoạt động của Cholesterol xấu trong cơ thể. Giảm nguy cơ hình thành và phát triển các bệnh lý về tim.

Thúc đẩy lưu thông máu

Sử dụng dừa thường xuyên có thể giúp tăng cường lượng oxy trong máu và thúc đẩy lưu thông máu. Các tế bào trong cơ thể cần một lượng oxy đầy đủ để thực hiện các chức năng đặc trưng.

Uống nước dừa có tác dụng gì? – Tốt cho phụ nữ mang thai

Từ xa xưa, người ta đã truyền tai nhau về công dụng tuyệt vời của nước dừa đối với bà bầu cũng như thai nhi. Các nhà khoa học cũng chứng minh nước dừa giúp bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Đồng thời tăng cường các vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của các sản phụ.

  • Uống nước dừa giúp làm giảm táo bón do hàm lượng chất xơ trong nước dừa rất cao.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cung cấp nhiều vitamin và các chất oxy hóa thiết yếu.
  • Là loại thức uống lợi tiểu giúp cân bằng nồng độ axit uric trong cơ thể mẹ; loại bỏ độc tố và làm sạch đường tiết niệu.
  • Giúp mẹ bầu tăng lượng nước ối nếu thiếu.
  • Hàm lượng đường trong nước dừa thấp giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.

Công dụng của nước dừa: giúp làm đẹp da

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da. Giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

Bạn chỉ cần bôi nước dừa tươi lên vùng da không khỏe trước khi đi ngủ. Chị em nên để qua đêm là có thể giúp giảm thiểu mụn, nếp nhăn, rạn da, sần vỏ cam và chàm.

Giúp xương và răng khỏe mạnh

Sử dụng dừa thường xuyên có thể hỗ trợ cho việc phát triển của xương và răng. Nước dừa cải thiện khả năng hấp thụ canxi và mangan của cơ thể. Giúp hỗ trợ và phát triển chức năng xương.

Ngoài ra, thức uống này cũng ngăn ngừa loãng xương. Tránh tình trạng xương mỏng, dễ gãy và mất mật độ xương. Do đó, nước dừa có thể là một thức uống thay thế lành mạnh cho những người không dung nạp đường sữa.

Nước dừa hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận

Uống đầy đủ nước là việc vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sỏi thận. Mặc dù nước là một lựa chọn phổ biến khi khát. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy uống dừa có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

Trong một số nghiên cứu, nước dừa có thể ngăn chặn việc các tinh thể kết dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Điều này làm giảm nguy cơ gây sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.

Uống nước dừa có tác dụng gì? Tốt cho tóc

Nước dừa có thể hỗ trợ điều trị rụng tóc, ngăn ngừa gãy rụng. Tránh tình trạng tóc mọc không đều và giúp tóc luôn mềm mượt. Ngoài ra, dừa có đặc tính kháng khuẩn. Do đó, có thể bảo vệ da đầu khỏi tình trạng gàu, chấy, ngứa và nhiễm trùng da đầu.

Tác dụng phụ khi uống nước dừa quá nhiều

Mặc dù dừa được cho là thức uống thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống nước dừa cần chú ý về liều lượng để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Trên thực tế, tiêu thụ dừa quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng tiêu cực như:

Không dùng nước dừa khi chơi thể thao

Nếu bạn nghĩ, uống nước dừa sau khi tập luyện thể thao. Để bù lượng nước cho cơ thể mất mát trong quá trình tập thì đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi nồng độ kiềm trong nước dừa ít hơn nhiều so với nước lọc. Trong khi đó, muốn bù lượng nước chúng ta phải tìm đến thức uống có nhiều kiềm như nước lọc chẳng hạn.

Mặc dù nước dừa chứa hàm lượng carbohydrate thấp. Nhưng lại chứa gấp 10 lần hàm lượng Kali. Nếu so sánh với nhiều thức uống tăng lực khác.

Bên cạnh đó, một cốc nước dừa tươi chứa 252 mg natri. Đối với người bình thường thì không sao, nhưng với người mắc bệnh huyết áp cao hoặc bị vấn đề về tim thì nên tránh xa thức uống này.

Dễ làm tăng đường huyết

Một cốc nước dừa chứa 6,26 gram đường, nên người bị tiểu đường nên hạn chế. Mặc dù, không chứa nhiều đường bằng các loại nước uống hay sinh tố trái cây khác. Nhưng nó chứa lượng carbohydrate không nhỏ.

Calo chỉ được coi là vô hại nếu ở mức thấp nhất. Còn ở mức cao, nó gây ra nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, người tiểu đường và bệnh nhân bị huyết áp cao không nên dùng nước dừa quá thường xuyên.

Dị ứng

Ở một số người, nước dừa có thể gây ra tình trạng dị ứng. Quả dừa về cơ bản nó cũng chỉ hạt của loại cây. Do đó những người ăn cơm dừa hoặc uống nước dừa có thể bị dị ứng. Chính vì vậy, những người mẫn cảm với các loại hạt nên cân nhắc trước khi dùng thức uống này.

Lợi tiểu

Đây là tác dụng phụ không mong muốn khi uống quá nhiều nước dừa. Vì là thức uống lợi tiểu nên bạn phải tốn không ít thời gian để đi “giải quyết nỗi buồn”. Khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể.

Do đó, bạn không nên uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến thận.

Gây khó chịu cho hệ thống tiêu hóa

Do nước dừa có khả năng nhuận tràng tự nhiên trên hệ tiêu hóa. Do đó đối với người có hội chứng ruột kích thích nên hạn chế uống nước dừa.

Tăng cân

Mặc dù có nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng giảm cân. Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì sẽ gây ra hệ quả đó là tăng cân. Bởi nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải, chúng hoạt động tốt hơn so với các thức uống có đường khác.

Do đó, nếu uống nước dừa trong thời gian dài mà không tập luyện thể thao. Cơ thể chúng ta sẽ bị dư thừa lượng chất điện giải, kết quả là khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.

Là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên việc uống nước dừa nhiều có tốt không thì không phải ai cũng nắm được. Uống với mức độ ra sao, vào thời điểm nào thì tốt? Dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

Nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày?

Liều lượng sử dụng nước dừa mỗi ngày phụ thuộc vào mục đích và thể trạng của người dùng. Đối với những người khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, không điều trị bất cứ bệnh lý nào, có thể uống dừa mỗi ngày.

Liều lượng nước dừa khuyến cáo mỗi ngày khoảng 0.3 – 0.5 l để tránh nhiễm độc Kali.

Nếu bạn đang mang thai, huyết áp thấp hoặc có bất cứ điều kiện y tế nào liên quan đến thận, nên sử dụng dừa với liều thấp hơn. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng an toàn.

Nước dừa là một thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng dừa với liều lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu bạn có bất cứ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng dừa.

Xem thêm: Đầy bụng nguyên nhân do đâu? Bật mí 15+ mẹo chữa đầy bụng tại nhà

Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng nước dừa:

  • Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.
  • Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên,không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
  • Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà. Vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ dẫn tới các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
  • Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
  • Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.
  • Tuyệt đối không uống nước dừa vào buổi tối vì sẽ gây nên hiện tượng đầy bụng, khó chịu
  • Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Vì thế, không nên uống nước dừa vào tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, mỗi chúng ta đã có lời giải cho câu hỏi “uống nước dừa có tác dụng gì?”. Tổng hợp 21+ công dụng của nước dừa. Cũng như một số lưu ý khi sử dụng loại nước này.

Bài Liên Quan