[Bật mí 23+] Tác dụng của tỏi – không phải ai cũng biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :25/11/2021

Tỏi là loại gia vị quen thuộc, giúp các món ăn thêm mùi hấp dẫn. Không những vậy, tác dụng của tỏi còn rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày ăn 1 tép tỏi sẽ đem lại nhiều công dụng bất ngờ.

Nội Dung Chính

Một số thông tin cơ bản về tỏi

Tỏi (có tên khoa học Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành. Có nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v… và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

tỏi

Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng. Lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.

Đặc điểm sinh học

Đây là một loại thực vật có họ hàng gần với hành tây hành tím. Tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo. Cây tỏi gồm có các bộ phận sau:

  • Rễ:  rễ chùm, là nơi thu nhận chất dinh dưỡng từ lòng đất;
  • Củ: Củ mọc trên nền đất. Một củ sẽ có nhiều tép nhỏ. Đây là bộ phận tổng hợp và dự trữ chất dinh dưỡng;
  • Thân: Thân cây có màu xanh lục, trên đỉnh của thân cây sẽ mọc hoa. Thân cây còn được gọi là cán hoa, mọc trực tiếp từ dưới củ, vươn thẳng lên. Cán hoa thường có chiều cao 55 cm;
  • Lá: lá có màu xanh lục;
  • Hoa: hoa xếp thành tán, có màu trắng. Hoa thường nở vào độ tháng 5 – 7.

Phân bố

Tỏi là một loài thực vật chịu lạnh và chịu nhiệt tốt, nên phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới. Về nguồn gốc, người ở vùng Trung Á đã tìm thấy tỏi, và được sử dụng đầu tiên vào khoảng 5000 năm trước.

  • Tại Việt Nam, loại gia vị này có thể mọc hoang và được gieo trồng ở nhiều nơi. Một số khu vực nổi tiếng về trồng tỏi là Khánh Hòa, Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Hòa Bình, Hải Dương,…
  • Nhiệt độ thích hợp để tạo củ là 20 – 22 độ C.

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế & cách bảo quản

Thông thường, bộ phận dùng của cây tỏi đó chính là phần củ , các tép. Người Việt dùng tỏi để làm gia vị, làm thuốc,…

Khi thu hái, ta chọn thu hái cả cây. Tỏi được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Ở Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung thời điểm thích hợp để thu hoạch vào độ tháng 1, tháng 2.

Sau khi thu hoạch, chúng ta cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ.

Để bảo quản loại củ này được lâu, người dùng cần đựng tỏi trong túi vải, túi lưới,… Nên để tỏi ở khu vực khô thoáng, mát mẻ.

Đây là cách giữ cho gia vị này không bị mất hương vị, không bị vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, không nên để củ này trong tủ lạnh vì tỏi sẽ không còn tươi, dễ bị khô và bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng.

Thành phần hóa học

Củ tỏi tươi có chứa các thành phần hóa học sau:

  • Đường;
  • Chất xơ;
  • Chất đạm;
  • Chất béo;
  • Vitamin C;
  • Vitamin B;
  • Vitamin A;
  • Sắt;
  • Magie;
  • Canxi;
  • Phospho;
  • Kẽm;
  • Natri;
  • Kali;
  • Mangan;

Tác dụng dược lý

Theo Đông y, củ tỏi có vị cay, tính ấm. Đã từ lâu, tỏi trở thành một loại dược liệu trong Đông y, nó đã được quy vào một số kinh sau:Kinh Tỳ; Vị; Phế; Thận.

Vì vậy, củ tỏi tươi có những tác dụng sau:

  • Giải độc;
  • Sát trùng;
  • Làm ấm tỳ vị;
  • Hành khí trệ;
  • Chữa đầy bụng;
  • Chữa rối loạn tiêu hóa;
  • Điều trị rắn cắn;
  • Điều trị phù thũng;
  • Chữa tiêu chảy;
  • Chữa kiết lỵ;
  • Chữa chứng khó tiêu;
  • Chữa ho gà;
  • Chữa sốt rét.

Công dụng của tỏi theo nghiên cứu y học hiện đại

Theo các nghiên cứu trong ngành y học hiện đại, tỏi tươi có những tác dụng sau:

công dụng của tỏi

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Một trong những tác dụng của loại củ này đó là giúp hệ tim mạch được khỏe mạnh. Giúp ngăn ngừa những căn bệnh nguy hại có thể xảy ra. Loại da vị này có thể giúp làm suy giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Chống lại sự oxy hóa gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Tỏi có tác dụng điều hòa huyết áp cơ thể

Một hoạt chất có tên là Allycinsteine có khả năng ổn định huyết áp trong cơ thể về mức bình thường. Vậy nên những người bị bệnh về huyết áp thường xuyên ăn tỏi để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Giúp xương thêm chắc khỏe

Trong 100g tỏi sống đã chứa đến 181mg canxi. Lượng canxi dồi dào này sẽ góp phần giúp xương thêm vững chắc. Kết hợp thêm các khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh về xương khớp nguy hại.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng. Cụ thể, loại củ này có chứa selen và germanium, hai hoạt chất này có khả năng chống lại gốc tự do và tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.

Khi được hấp thụ xuống dạ dày, tỏi sẽ ức chế sự nitrat hóa của dịch vị để ngăn chuyển hóa thành nitrosamine gây ra ung thư dạ dày.

Kích thích vị giác

Kích thích vị giác là một trong những công dụng không liên quan mấy đến sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi giúp cho món ăn có vị nồng thơm đặc trưng, nhất là các loại nước sốt, món xào, món mì hay món bánh,… Bên cạnh đó, đây cũng là một nguyên liệu rất dễ tìm. Bạn có thể sử dùng để ăn sống,  băm nhỏ, phi thơm hay chế biến thành bột tỏi đều tốt cả.

Chống lại sự oxy hóa

Các hợp chất hàng đầu trong tỏi như Allicin, Ajoene và Diallyl trisulfide sẽ giúp cơ thể chống lại với hầu hết các gốc tự do trong cơ thể. Ngăn ngừa sự oxy hóa của tế bào gây ra bệnh.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất. Đây là một trong những yếu tố khiến người bệnh bị tiểu đường hiện nay. Nhờ đó, mà lượng đường trong máu và các chất béo trung tính được giữ ở mức ổn định.

Chữa trị cảm lạnh

Tỏi có tính nóng, lại chứa gốc sulfur có tác dụng giải cảm khi bị lạnh, sốt rất tốt. Ngoài ra các hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn trong tỏi. Có công dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khiến bệnh tình thuyên giảm và mau khỏi bệnh.

Tỏi giúp tăng cường trí nhớ

Hàm lượng chất Allicin trong tỏi có thể giúp người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ thoái hóa hệ thần kinh trung ương và mắc bệnh Alzheimer. Đây là một bệnh cực kỳ phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi.

Giải độc kim loại nặng trong cơ thể

Tác dụng của tỏi đã được chứng minh là có ích trong việc giải độc kim loại nặng ở trong cơ thể. Đó là bởi gốc lưu huỳnh trong tỏi giúp ngăn chặn sự phát tán của các gốc kim loại nặng trong cơ thể. Khiến chúng không thể gây hại cho nội tạng và hệ hô hấp của con người.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng của tỏi trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cụ thể là loại vi khuẩn P. aeruginosa.

Các hoạt chất chống viêm nhiễm trong tỏi sẽ tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này. Để bảo vệ hệ thống tiết niệu cho người bệnh.

Phòng và điều trị cảm cúm

Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Cải thiện thị lực của mắt

Tỏi có chứa vitamin A rất bổ dưỡng cho mắt và giúp ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng hiệu quả. Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp mắt tiết dịch nhầy để bảo vệ mắt. Chống lại các vi khuẩn đe dọa phần giác mạc của bạn.

Tỏi giúp chống lại các bệnh răng miệng

Các hoạt chất chống viêm và oxy mạnh, điển hình như Allicin trong tỏi sống. Được nghiên cứu cho thấy có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi. Từ đó, ngăn ngừa tối đa nguy cơ viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng và sâu răng

Giúp tinh trùng thêm khỏe mạnh

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp cải thiện chất lượng của tinh trùng. Khiến chúng “bơi” khỏe hơn, giảm thiểu lượng tinh trùng khuyết tật và bị chết.

Tác dụng của tỏi giúp tăng ham muốn

Nam giới có ham muốn trong chuyện tình dục thì cơ thể sẽ sản sinh ra oxit nitric giúp duy trì sự cương cứng và kích thích tăng Testosterone cho cơ thể. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp tăng cường oxit nitric và khiến nam giới sẽ có cảm giác ham muốn mạnh mẽ hơn.

Duy trì sự dẻo dai khi quan hệ

Hàm lượng Allicin, các vitamin nhóm B và vitamin C trong tỏi. Sẽ tăng cường năng lượng cho nam giới. Kích thích các nhóm cơ bắp hoạt động để giúp cho “chuyện ấy” được dẻo dai và mạnh mẽ. Từ đó cải thiện tốt hơn đời sống tình dục và chất lượng sống.

Tỏi giúp làm đẹp làn da

Hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C và E trong tỏi sẽ rất tốt cho làn da của phụ nữ. Làn da sẽ được bảo vệ khỏi các vi khuẩn, bụi bẩn, tăng cường trắng sáng và giảm được sự nám da, mụn nhọt xuất hiện.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Tỏi giúp chống lại quá trình lão hóa, giảm cholesterol. Vì thế, rất hiệu quả trong việc phòng ngừa những bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.

Ngăn ngừa tình trạng rụng tóc ở phụ nữ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong tỏi sống có chứa một lượng betamethasone valates có khả năng ngăn chặn tình trạng bị rụng tóc thường gặp ở phụ nữ do thiếu chất hoặc do căng thẳng.

Xem thêm: [ Mẹo hay mỗi ngày] Cần tây những món ngon và bài thuốc giúp

Tác dụng của tỏi với phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang mang thai có sức đề kháng không được tốt. Do đó, cần bổ sung tỏi để tăng sức đề kháng. Những vitamin và các hợp chất kháng khuẩn có trong tỏi sẽ bổ sung được lượng chất bị thiếu hụt này ở phụ nữ đang mang thai.

Nhờ đó mà thời kỳ mang thai sẽ được đảm bảo an toàn, cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy những phụ nữ dùng tỏi thường xuyên sẽ giảm tình trạng bị sinh non.

Giải độc các kim loại nặng

Khi sử dụng tỏi với một lượng đáng kể, các hợp chất sulfur có trong tỏi sẽ bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng.

Một nghiên cứu dài 4 tuần được tiến hành trên các công nhân sản xuất bình ắc quy ô tô. Những người tiếp xúc trực tiếp với chì, cho thấy rằng tỏi giảm lượng chì trong máu đến 19%.

Bên cạnh đó, tỏi cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.

Cách dùng và liều dùng

Về cách dùng, chúng ta có thể dùng tỏi ở dạng tươi hoặc ở dạng ngâm rượu, ngâm giấm. Tỏi dùng ở dạng tươi, bạn có thể ăn sống, dùng làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.

Tỏi là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, ăn quá nhiều tỏi trong ngày. Liều dùng vừa đủ trong một ngày là từ 1 – 2 nhánh tỏi.

Khi dùng tỏi để chế biến thành các bài thuốc, cần tuân thủ liều lượng khi chế biến. Mỗi bài thuốc sẽ có công thức liều lượng khác nhau. Chúng tôi không đưa ra một mức hạn nhất định nào.

Một số bài thuốc sử dụng tỏi

Phần bài viết tiếp theo, chúng tôi xin gợi ý một số bài thuốc sử dụng tỏi. Hãy cùng tham khảo nhé:

một số bài thuốc từ tỏi

Bài thuốc chữa cảm cúm

  • Chuẩn bị 3 tép tỏi, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, cho vào cối sạch.
  • Giã nát các tép tỏi. Sau đó, cho tỏi nát vào cốc, hãm trong 50g nước sôi.
  • Sau nửa giờ đồng hồ, chắt lấy nước tỏi, nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi.
  • Nên nhỏ thuốc khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa huyết áp thấp, bổ thận

Chuẩn bị:

  • 1 con gà (khoảng nửa ký);
  • 40g tỏi;
  • Rượu vang;
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch gà, để ráo nước;
  • Bước 2: Thái mỏng, nhuyễn tỏi;
  • Bước 3: Hấp cách thủy gà với tỏi, rượu vang.

Ăn món ăn này trong ngày, ăn khi nóng. Món ăn này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp bổ khí, sinh tinh.

Bài thuốc giảm cholesterol trong máu

Chuẩn bị:

  • 15g tỏi;
  • 10g thảo quyết minh;
  • 30g sơn tra.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tóc bỏ lớp vỏ lụa của tỏi. Rửa sạch, để ráo, thái mỏng.
  • Bước 2: Hãm tỏi với nước sôi. Cho thêm sơn tra và thảo quyết minh vào để ngâm cùng.
  • Bước 3: Ngâm tỏi, sơn tra và thảo quyết minh trong vòng 20 phút. Sau đó uống nước trong ngày, thay cho trà.

Bài thuốc này giúp hạ lượng mỡ trong máu, đào thải bớt các cholesterol có hại trong máu, giúp chống béo phì, cải thiện tình trạng béo phì.

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu

Bên cạnh việc ăn tỏi sống, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, người bệnh cũng có thể thực hiện bài thuốc sau:

  • Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch;
  • Bước 2: Giã nát tỏi;
  • Bước 3: Gói tỏi vào chiếc lá lốt mỏng.
  • Bước 4: Đặt gói tỏi vào rốn, dùng băng gạc để quấn cố định.

Bài thuốc này giúp ấm bụng, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Bài thuốc chữa đau răng

Khi bị đau răng, người bệnh có thể tự cải thiện bằng cách dùng một vài tép tỏi có thể tìm thấy tại nhà.

Cách làm như sau:

  • Dùng 2 tép tỏi, giã nát, trộn với nước ấm.
  • Ngâm tỏi trong vòng 10 phút.

Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch nước tỏi, chấm vào chỗ răng đang bị đau.

Trị giun

Tỏi là vị thuốc trị giun đặc biệt, có tác dụng với tất cả các loại giun, kể cả giun đũa và đặc biệt là giun kim.

Hướng dẫn cách ăn tỏi sống đúng cách

Nhiều người cho rằng ăn càng nhiều tỏi sẽ tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tỏi, vì dễ kích thích trực tiếp, có thể gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt.

Hơn nữa, chất allicin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường lại càng phải cẩn trọng khi dùng tỏi.

Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất để tỏi có thể phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu.

Nên băm nhuyễn

Trước khi ăn, bạn nên băm nhỏ tỏi, và để trong không khí khoảng 10 – 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin.

Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.

Ăn tỏi sống ngâm giấm

Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.

Ăn tỏi thế nào để không bị hôi miệng

Tác dụng bảo vệ sức khỏe của tỏi mỗi người đều biết, trên thực tế có nhiều người không ăn được loại gia vị này . Vì e rằng sau khi ăn  sẽ hôi miệng, ảnh hưởng khi giao tiếp với người khác.

Thật ra, sau khi ăn tỏi bạn có thể loại bỏ mùi hôi khó chịu bằng các cách như sau:

  • Trà xanh: Chỉ cần nhai một vài lá trà, nên nhai chậm cho đến khi nước bọt hóa giải lá chè rồi nuốt từ từ. Bạn cũng có thể uống nước chè đặc hoặc dùng nước trà súc miệng, giúp khử mùi hiệu quả sau khi ăn tỏi.
  • Chanh: Ngậm một lát chanh cắt nhỏ trong miệng hoặc vắt một ít nước cốt chanh hòa với nước và súc miệng sau khi ăn.
  • Cần tây: Tận dụng cần tây còn dư trong bếp để chữa hôi miệng bằng cách nhai sống 1-2 nhánh cần tây, mùi cần tây sẽ át mùi tỏi nhanh chóng.
  • Sữa bò: Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống 200ml sữa bò làm giảm 50% sự có mặt của ally methyl sulphide là hợp chất gây ra mùi hôi có trong miệng sau khi ăn tỏi. Vì thế có thể uống sữa bò sau khi ăn để chữa mùi hôi miệng.
  • Nước muối: Pha một muỗng cà phê muối với một ly nước. Súc miệng bằng nước muối giúp khử rất nhanh mùi hôi khó chịu do tỏi gây ra.
  • Cà phê đen không đường: Nhâm nhi với một ly cà phê đen không đường giúp giảm bớt mùi hôi sau khi ăn tỏi. Nếu không uống được cà phê đen bạn có thể dùng để súc miệng cũng rất công hiệu.
  • Baking soda: Sử dụng một ít bột baking soda để đánh răng hoặc hòa tan với nước ấm để súc miệng sẽ đánh bay mùi hôi miệng của tỏi.

Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh

Tỏi không chỉ là một gia vị, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và trong việc trị bệnh. Tuy nhiên, khi dùng tỏi, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

Không ăn tỏi lúc đói

Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói. Sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Xem thêm: Lá tía tô: 10+ công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết

Người mắc bệnh liên quan đến mắt không nên ăn nhiều tỏi

Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi. Vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy

Vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuyệt đối không ăn tỏi cũng các thực phẩm sau

Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

Mắc bệnh gan không nên ăn tỏi

Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

Một số trường hợp không nên dùng liệu gia vị này

  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
  • Người có thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt,… không nên ăn tỏi vì dễ gây viêm kết mạc, viêm bầu mắt,…;

Với 23+ tác dụng của tỏi tốt cho sức khỏe. Vậy còn chần chừ gì nữa, đừng bỏ qua loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày của bạn nhé! Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế. Nếu có bệnh lý, hãy chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám.