10+ Lợi ích tuyệt vời của rau má – Hướng dẫn cách dùng chi tiết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :10/09/2022

Rau má là loại thảo dược quen thuộc của người Việt.Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ đặc điểm, thành phần,lợi ích tuyệt vời, cách dùng của chúng.

Để tận dụng tối đa hiệu quả mà rau má mang lại. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tim hiểu kỹ hơn về thảo dược này nhé.

Tên gốc: Rau má

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban, Hydrocotyle asiatica L.

Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Indian pennywort, centelle

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Nội Dung Chính

Đặc điểm của rau má

Rau má được gọi với cái tên khác là lôi công thảo, tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và tên tiếng Anh là Gotu Kola.

đặc điểm của rau má

Vốn thuộc cây thân thảo nên thân cây của rau má trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ), mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu.

Lá của cây rau má có hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm.

Hoa rau má có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.

Nguồn gốc của rau má

Rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.

Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn:

Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi.

Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ.

Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.

Phân bố, thu hái, chế biến

Ở nước ta, cây mọc tự nhiên khắp nơi, từ vùng hải đảo, ven biển đến vùng núi. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, mọc thành đám ở vườn, bãi sông suối, nương rẫy, bờ ruộng và ven rừng.

Nguồn rau má tự nhiên dồi dào nhưng chỉ mới được khai thác dùng tại chỗ, chưa trở thành mặt hàng thương mại hóa.

Bộ phận dùng: Toàn cây, thường được dùng tươi hoặc có thể phơi sấy khô. Thu hái quanh năm.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt, nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),….

Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:

  • 88,2g nước
  • 3,2g đạm
  • 1,8g tinh bột
  • 4,5g chất xơ
  • 3,7mg vitamin C
  • 0,15mg vitamin B1
  • Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,….

10 Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Rau má chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có 10 tác dụng nổi bật đối với sức khỏe như sau:

tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Công dụng kháng khuẩn

Hoạt chất asiaticoside đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh phong, do làm tan bao bằng chất giống sáp của trực khuẩn phong, làm cho nó trở nên mỏng manh và dễ bị phá hủy.

Nước rau má sắc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu khuẩn vàng.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. Albicans.

Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Đối với người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch thường gặp. Rau má giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông.

Theo kết quả nghiên cứu trên Angiology vào năm 2001 cho thấy rằng: các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch hầu như đều giảm bớt các triệu chứng vốn có của bệnh, như giảm sưng tấy, giẩm phù mắt cá chân, chuột rút, đau nhức và mệt mỏi khi sử dụng rau má và được theo dõi liên tục trong suốt 4 tuần.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn ghi nhận cứ dùng 180mg rau má mỗi ngày sẽ làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Giúp phục hồi vết thương nhanh chóng

Nhờ hợp chất triterpenoids (là hợp chất tự nhiên trong thực vật, vị đắng) bên trong rau má, nên loại rau này có tác dụng điều trị, phục hồi các vết thương nhẹ cũng như tăng cường chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương để giúp vùng da đó nhanh chóng được phục hồi và khỏe hơn, đồng thời làm tăng cường việc lưu thông máu huyết tại khu vực đó.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2006 đã chứng minh rau má có tác dụng hồi phục vết thương trên cơ thể chuột (vốn có nét tương đồng AND với người).

Giảm bớt lo âu, bồn chồn

Chất triterpenoid không chỉ có tác dụng phục hồi vết thương mà còn giúp cơ thể giảm bớt được chứng lo âu, bồn chồn.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2000, đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, đã cho thấy rằng: kể từ khi uống nước rau má trong khoảng 30 – 60 phút, các bệnh nhân (mắc phải triệu chứng tâm thần) hầu như không bị giật mình bởi tiếng ồn.

Giúp cải thiện khả năng nhận thức

Chiết suất rau má có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn của cơ thể vì giúp đẩy mạnh oxy lên não để não được hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong rau má còn kích thích được các đường dẫn thần kinh, khi có khả năng xóa bỏ các gốc tự do và các mảng bám trong não. Điều này có nghĩa rằng: rau má làm giảm tốc độ của triệu chứng mất trí nhớ, nhất là bệnh Alzheimer.

Hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các cơn đau dạ dày, vì có hoạt tính chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng, sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

Tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn

Các dưỡng chất có trong rau má dường như đều có tác động lớn đến hệ tuần hoàn, nổi bật là:

  • Cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Ngăn ngừa chứng xuất huyết và tối ưu sự hoạt động của hệ tuần hoàn.
  • Kích thích máu lưu thông, tăng cường lượng oxy di chuyển đều khắp các bộ phận và cơ quan nội tạng quan trọng. Cải thiện năng suất hoạt động của những bộ phận, cơ quan đó.

Giúp thanh lọc cơ thể

Rau má được sử dụng từ rất lâu vì có tác dụng lợi tiểu. Giúp kích thích việc thải độc tố, muối và thậm chí lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể.

Điều này sẽ giúp cho thận tránh làm việc quá tải trong quá trình loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể mỗi ngày.

Kéo dài tuổi thọ, tươi trẻ

Trong y học Trung Hoa, rau má được xem là một trong những loại thảo dược giúp con người kéo dài tuổi thọ và có sức khỏe dẻo dai.

Tuy nhiên, công dụng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học chứng minh và chỉ dựa theo dân gian.

Bài thuốc chữa bệnh dân gian từ rau má

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay từ rau má.Các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Chữa vàng da do thấp nhiệt

Sử dụng 30 – 40 gram rau má, rửa sạch, sắc chung với 30 gram đường phèn. Lọc lấy nước và uống.

Điều trị táo bón

Dùng 30 gram rau má, rửa sạch, giã nát và đắp lên rốn.

Chữa tiểu ra máu

Sử dụng rau má và ích mẫu thảo, mỗi vị một nắm. Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

Điều trị tiêu chảy

Hái 30 gram rau má sắc với nước vo gạo và uống mỗi ngày.

Chữa lở loét vùng lưng

Dùng một nắm lá rau má, rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt trộn với bột gạo nếp tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi lên vùng lưng bị tổn thương. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có kết quả tốt.

Điều trị bệnh sởi

Rau má 30 – 40 gram. Sắc thuốc và uống mỗi ngày.

Trị nhọt độc

Sử dụng một nắm rau má tươi, rửa sạch. Tiếp đó, giã nát và đắp lên vùng bị mụn nhọt. Bên cạnh đó, có thể dùng 30 – 60 gram rau má, sắc thuốc uống.

Chữa đau mắt đỏ

Lấy một nắm rau má rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng mạch nằm ở lằn chỉ cổ tay. Hoặc dùng rau má tươi ngâm với thuốc tím rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy nước và nhỏ mắt. Tuy nhiên, hiện nay cách làm thứ hai này không được sử dụng bởi vấn đề vô trùng.

Cải thiện tình trạng lở loét ống chân

Sử dụng rau má tươi đã được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng bị tổn thương.

Điều trị áp xe giai đoạn đầu

Dùng rau má và vỏ quả cau, mỗi vị bằng nhau. Sắc thuốc uống. Nếu muốn tăng thêm tính hiệu quả trong việc điều trị, bệnh nhân có thể thêm một chút rượu vào uống.

Chữa viêm amidan và viêm họng

Rau má 60 gram, rửa sạch và giã nát. Tiếp đó, vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm một chút nước ấm và uống.

Hỗ trợ điều trị chấn thương phần mềm gây sưng nề

Dùng 20 – 30 gram rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt và hòa tan với một ít rượu rồi uống.

Chữa ngộ độc thực phẩm hoặc do thuốc

Rau má giã nát, vắt lấy nước cốt và uống. Để dễ uống hơn có thể thêm một ít đường phèn.

Điều trị các chứng xuất huyết

Dùng 30 – 100 gram rau má sắc thuốc uống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt và uống.

Giải nhiệt trị mẩn ngứa, rôm sẩy, lợi tiểu và mát gan

Rau má 30 – 100 gram, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hoặc cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và hòa thêm ít đường rồi uống.

Trị đau lưng, hành kinh đau bụng

Rau má, rửa sạch và phơi khô. Sau đó nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày uống 2 muỗng cà phê.

Rau má trong làm đẹp, trị sẹo

Rau má cùng thường được tận dụng làm đẹp, trị sẹo.Đây là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm chăm sóc da hiện nay.

Trị sẹo lõm

rau má trong làm đẹp trị sẹo

Rau má rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 7 phút để loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn. Sau đó, chia làm 2 phần.

Phần đầu, xay nhuyễn thêm ít đường và uống. Phần còn lại, giã nát và đắp lên vết sẹo lõm. Sau khoảng 15 phút, rửa lại mặt bằng nước sạch.

Chữa sẹo thâm

Rau má rửa sạch, để ráo và nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sau khi vệ sinh da, dùng bột rau má đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Mỗi ngày nên đắp 2 lần. Thực hiện liên tục sau 4 tháng giúp làm mờ vết sẹo thâm lâu năm.

Xem thêm: Bất ngờ với 18+ tác dụng của nghệ đen đối với sức khỏe

Trị sẹo lồi

Dùng nước ép rau má trộn với 1 muỗng cà phê mật ong và thoa lên vùng sẹo lồi. Sau khoảng 30 phút, vệ sinh lại da bằng nước ấm.

Trong quá trình thoa hỗn hợp rau má, mật ong.Nên massage nhẹ nhàng cho dịch chất thấm sâu vào bên trong, làm tăng tác dụng trị liệu.

Làm trắng da

Sử dụng ít lá rau má, rửa sạch và giã nát rồi đắp lên da mặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp cung cấp độ ẩm, làm da căng sáng và mịn màng hơn.

Một số món ăn ngon từ rau má

Rau má được sử dụng như một loại rau nên bạn có thể chế biến với nhiều món hấp dẫn như:

Gỏi rau má trộn tôm thịt bò

Các bà nội trợ đã rất khôn khéo khi tạo món ăn pha trộn vị hơi đắng, bùi bùi của rau má quyện với vị ngọt của thịt bò, vị chua chua cay cay của nước trộn gỏi đã tạo ra một món gỏi rau má hấp dẫn. Đặc biệt món gỏi này có thể dùng làm khai vị trong các buổi tiệc dân giã.

Canh rau má

Canh rau má, thường nấu với tôm hay hến, là một loại canh ngon bổ và giải nhiệt rất tốt cho con người. Cách nấu canh cũng đơn giản như mọi canh rau thông thường khác, chỉ lưu ý rau má còn non lá xanh nõn không đậm đà có thể nấu nhanh, những lá rau xanh sậm hơn cần tăng thời gian lâu hơn một tí.

Nước rau má xay

Cách làm rất đơn giản: Rau má rửa sạch, nhặt bỏ hết phần dễ, để khô nước; Xay nhuyễn hoặc giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào; Khuấy đều rồi đem lọc hết bã là có thành phẩm để sử dụng. Để có hương vị hơn, có thể cho thêm muối, đường, vắt tí chanh….

Trà rau má

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp cho ra đời một sản phẩm giải khát “chức năng” rất được ưa chuộng là trà rau má. Cách chế biến trà rau má cũng khá đơn giản: Rau má nguyên liệu được rửa tự động, sau đó đưa vào lò sấy và sản xuất ra trà.

Năm 2014, HTX NN Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế đã đưa ra thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ VietGAP là Trà rau má (Centella Tea) rộng rãi trên thị trường.

Phá thai bằng rau má – cẩn thận rước họa vào thân

Phá thai bằng rau má là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau.

Phá thai bằng rau má có thật sự an toàn?

Rau má có khả năng gây co bóp tử cung, dọa sảy thai, điều này không ai bàn cãi. Tuy nhiên, phương pháp phá thai bằng rau má lại không thật sự an toàn. Đây chỉ là phương pháp truyền miệng, được các cụ sử dụng khi y học chưa phát triển.

Phương pháp này chưa được một nghiên cứu khoa học nào chứng minh.Vậy nên chị em hết sức cẩn thận khi áp dụng.

Tuy không được kiểm chứng nhưng cũng có nhiều trường hợp vì muốn phá thai tiết kiệm, kín đáo nên vẫn áp dụng phương pháp này.Nhất là ở những đối tượng có thai ngoài ý muốn không muốn ai biết.Hay đối tượng trẻ vị thành niên.Những người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Phá thai bằng rau má tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

  • Sử dụng rau má chỉ có tác dụng gây hư thai, chết thai chứ không thể đẩy được thai ra ngoài. Vì thế, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho nữ giới.
  • Trường hợp thai chết trong tử cung lâu ngày nhưng không đẩy ra ngoài có thể gây viêm nhiễm, hoại tử tử cung.
  • Những trường hợp nặng thậm chí phải cắt bỏ toàn bộ tử cung để tránh gây ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận khác. Từ đó, dẫn đến vô sinh nữ giới.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp phá thai bằng rau má

Phá thai bằng rau má được các cụ truyền tai nhau chứ chưa được khoa học kiểm chứng. Hơn nữa, phương pháp này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như đã kể trên. Chị em cần hết sức lưu ý.

Khi có ý định phá thai, chị em không nên áp dụng các phương pháp dân gian, truyền miệng hay tự ý mua thuốc phá thai tại nhà.

Tốt nhất, hãy đến các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phá thai tân tiến, an toàn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mức độ an toàn của rau má như thế nào?

  • Bạn nên tránh sử dụng nếu quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của cây.
  • Mang thai/ cho con bú: Bạn tránh sử dụng trong thời gian mang thai và cho con bú vì có thể gây hành kinh.
  • Độc tính: Đã có ba trường hợp nhiễm độc gan được báo cáo trên bệnh nhân sử dụng rau má trong 20–60 ngày.

Đối tượng nào không nên dùng rau má?

Để tránh tác dụng phụ, những đối tượng sau đây không nên sử dụng rau má để điều trị bệnh.

  • Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có tiền sử bệnh gan
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người bệnh ung thư
  • Bệnh nhân có vấn đề về da

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng rau má?

Sử dụng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

tác dụng phụ khi dùng rau má

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Loại dược liệu này có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.

Giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sẩy thai

Phụ nữ dùng rau má trong thời gian dài có thể khó thụ thai. Quan trọng hơn, nếu bạn sử dụng trong thai kỳ, loại rau này có nguy cơ gây sẩy thai rất cao.

Bệnh gan

Rau má có thể gây tổn thương gan. Những người đã bị bệnh gan như viêm gan nên tránh sử dụng loài cây này do có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Phẫu thuật

Sử dụng loài cây này có thể gây buồn ngủ nhiều nếu bạn kết hợp với thuốc dùng trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Bên cạnh đó, trong một số thử nghiệm lâm sàng, rau má có thể gây ra các vấn đề liên quan đến viêm da. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ.Hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Một số loại thuốc tương tác với rau má?

-Rau má có tác dụng an thần, vì vậy khi tiêu thụ lượng lớn có thể gây buồn ngủ. Nếu dùng chung rau má với thuốc an thần sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ.

Xem thêm: Chè vằng: 10+ Công dụng bất ngờ và cách sử dụng an toàn

Do đó, bệnh nhân không nên dùng rau má chung với các loại thuốc an thần sau:

  • Clonazepam (Klonopin®)
  • Phenobarbital (Donnatal®)
  • Zolpidem (Ambien®)
  • Lorazepam (Ativan®)

-Ngoài ra, không nên dùng rau má chung với các loại thuốc gây hại gan, tránh nguy cơ làm tổn thương gan nặng. Một số thuốc gây độc hại cho gan như

  • Amiodaron(Cordarone®)
  • Fluconazole (Diflucan®)
  • Pravastatin (Pravachol®)
  • Lovastatin (Mevacor®)
  • Acetaminophen (Tylenol®)
  • Itraconazole(Sporanox®)
  • Simvastatin (Zocor®)
  • Erythromycin (Ilosone® và Erythrocin®)
  • Carbamazepine (Tegretol®)
  • Phenytoin (Dilantin®)

Lưu ý khi dùng rau má

  • Không sử dụng với những người mắc bệnh gan và người có tiền sử bị tổn thương da .
  • Không dùng liên tục quá 6 tuần theo khuyến cáo của Trung tâm y tế đại học Marryland.
  • Đối với người bình thường, chỉ nên uống 1 ly nước (sử dụng 40g rau má) cho mỗi ngày.
  • Đối với người bị các vấn đề liên quan đến tuần hoàn, chỉ nên uống 60 – 180mg mỗi ngày.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng đối với những người đang bị bệnh, hay sử dụng thuốc chữa bệnh, bị dị ứng.
  • Dùng rau má với liều lượng khác nhau, còn phụ thuộc vào người có tình trạng sức khỏe và độ tuổi không giống nhau.

Trên đây là một số thông tin, lợi ích của cây rau má đối với sức khỏe con người. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách sử dụng cây trong cuộc sống hằng ngày để chăm lo và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.